Đẩy nhanh tiến độ Dự án pin mặt trời tại Khu CN Bắc Chu Lai

Đẩy nhanh tiến độ Dự án pin mặt trời tại Khu CN Bắc Chu Lai

Dự án Điện mặt trời Sơn Hà tại Khu CN Bắc Chu Lai, huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam được khởi công từ 01/7/2020. Cho đến nay, sau 2 tháng thi công dự án đã và đang dần đi vào hoàn thiện. Hiện nay, tấm pin và inverter đã được Nhà thầu H2T nhập khẩu và tập kết tại chân công trình chờ tiến hành đấu nối. Hệ thống đường dây 22kV và Trạm biến áp TBA 1000KVA - 22/0.4 đã thi công hoàn thiện chờ đấu nối và hòa lưới. Với tinh thần quyết tâm cao, Công ty H2T đang nỗ lực tập trung đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo Dự án hòa lưới điện theo đúng kế hoạch đề ra.                                                                                  Nguyễn Hạnh - H2T
H2T Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án Điện mặt trời

H2T Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án Điện mặt trời

Thực hiện việc triển khai thi công các gói thầu. Giai đoạn hiện nay Công ty CP Thương mại H2T Hà Nội đang tiến hành triển khai song song 10 dự án điện mặt trời bao gồm: Tỉnh/ TP Tên dự án Công suất Địa điểm   PIN   INverter   Bắc Ninh Nhà máy Coma 26 1 Mwp KCN Quễ Võ - Quế Võ - Bắc Ninh AE SMA Quảng Trị Nhà máy Mặt trời đỏ 1 Mwp Vĩnh Long - Vĩnh Linh - Quảng Trị AE SMA Nhà máy Sunny 1 Mwp Vĩnh Long - Vĩnh Linh - Quảng Trị AE SMA Nhà máy thủy sản Ngọc Tuấn - Cửa Tùng 1 Mwp Thị trấn Cửa Tùng - Vĩnh Linh - Quảng Trị AE SMA Quảng Nam Nhà máy Sơn Hà Chu Lai 1 Mwp KCN Chu Lai - Quảng Nam AE SMA Đắk Lắk Đại Tiến 3,5 Mwp Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk AE Solis DTH 1 Mwp Buôn Đôn - Đăk Lăk AE SMA TP.  Hồ Chí Minh Gelex - Cadivi Tân Á 1 Mwp KCN Tân Phú Trung - Củ Chi - Hồ Chí Minh AE Solis Gelex - Cadivi Tân Á 598 Kwp KCN Tân Phú Trung - Củ Chi - Hồ Chí Minh AE Solis Long An Nhà máy thép  Đại Dũng 3 Mwp Đức Hòa - Long An Risen SMA Hoạt động thi công  tại các dự án đang được Công ty H2T triển khai nhanh chóng,quyết liệt, đảm bảo về chất lượng và đạt được các yêu cầu về tiến độ. Lãnh đạo Công ty H2T thường xuyên thị sát tại các công trình, chỉ đạo, kiểm tra, đảm bảo cho tất cả các công đoạn thi công đều triển khai tốt. Lỗ lực tạo mọi điều kiện đảm bảo các dự án điện mặt trời đưa vào hoạt động đúng tiến độ, đóng điện hòa lưới theo đúng kế hoạch đã đề ra. Đến nay, Công ty Cổ phần Thương mạ H2T Hà Nội đã trở thành một trong những doanh nghiệp có đủ tiềm lực, phát triển năng lượng  điện mặt trời. Công ty H2T cũng là đối tác tin cậy của các hãng: AE, RISEN, SMA…                                                                              Nguyễn Hạnh - H2T
LỄ TỔNG KẾT CUỐI NĂM CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI H2T HÀ NỘI - ẤM ÁP NHƯ MỘT GIA ĐÌNH

LỄ TỔNG KẾT CUỐI NĂM CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI H2T HÀ NỘI - ẤM ÁP NHƯ MỘT GIA ĐÌNH

Sau một năm làm việc miệt mài vượt qua bao khó khăn thách thức. Ngày 19/01/2019, Công ty CPTM H2T Hà Nội đã tổ chức lễ tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018 và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2019. Tập thể cán bộ công nhân viên Công ty CPTM H2T Hà Nội Lễ tổng kết là hoạt động thường niên của Công ty CPTM H2T Hà Nội, đây cũng là dịp để tập thể CBCBV cùng nhau gặp gỡ, sum họp để cùng đánh giá những thành quả đạt được cũng như các vấn đề còn tồn tại sau một năm phát triển. Cũng là dịp để tập thể CBCNV trong công ty tự đánh giá lại bản thân, xích lại gần nhau, củng cố tổ chức thêm phát triển và trở nên vững mạnh hơn. Điểm nhấn của chương trình là những chia sẻ đầy tâm huyết của Ông Nguyễn Văn Hải – Giám đốc Công ty CPTM H2T Hà Nội. Những chia sẻ này chính là những bài học kinh nghiệm quý báu của CBCNV Công ty CPTM H2T Hà Nội có những định hướng rõ ràng nhằm vượt qua những khó khăn và thử thách phía trước. Năm qua, đã đạt được nhiều thành tựu trong đó phải kể đến sự gia tăng về doanh thu, thị phần, sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban, các giải thưởng đạt được và phong trào văn hóa văn nghệ lên cao trong nội bộ Công ty… Với bản phương hướng nhiệm vụ năm 2018, Giám đốc cũng vạch ra được các mục tiêu cần đạt được năm 2019, nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban, đồng thời đưa ra các giải pháp thực hiện để đạt kết quả cao nhất. Giám đốc - Nguyễn Văn Hải chia sẻ cùng CBNV H2T Hà Nội Để có được những thành công như ngày hôm nay, Công ty đã ghi nhận sự đóng góp của các tập thể cá nhân xuất sắc đã có nhiều cống hiến vào sự phát triển của Công ty. Trao thưởng cá nhân có thành tích tiêu biểu trong xưởng sản xuất Trao thưởng cá nhân có thành tích tiêu biểu trong khối văn phòng Bầu không khí tiếp tục nóng lên khi chuyển sang phần văn nghệ với những tiết mục văn nghệ do chính những thành viên của công ty thể hiện. Không khí ấm áp và thân mật dường như đã nối kết niềm hân hoan của tất cả mọi người tham dự và đã nhận được sự tán dương nhiệt liệt từ khán giả. Chương trình giao lưu ca nhạc Kết thúc lễ tổng kết cuối năm đầy đầm ấm, vui vẻ, toàn thể thành viên công ty đoàn kết lại bên nhau trong một không khí vừa trang trọng, vừa khí thế, vừa gần gũi như trong một gia đình lớn mà mọi thành viên cùng bắt tay nhau để đưa Công ty lên một tầm cao mới.
Phát triển ngành cơ khí trong tương lai

Phát triển ngành cơ khí trong tương lai

Trong 10 năm qua, chỉ có 8 dự án cơ khí được cấp vốn vay ưu đãi với lãi suất khoảng 11,4%, trong khi lợi nhuận ngành này thường chỉ khoảng 5%/năm. Vì vậy, mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí, gia công cnc giai đoạn đến năm 2020 đạt 15-16%/năm… đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành nỗ lực tìm kiếm các đơn hàng xuất khẩu, doanh nghiệp cũng phải chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm ngay tại thị trường trong nước đầy tiềm năng. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, ngành cơ khí luôn phải giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, ngành này dường như đang bị lãng quên, dù đã được xác định là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Nhiều mục tiêu phát triển cụ thể đã có từ gần 15 năm trước (Quyết định 186 vào năm 2002), song cho đến nay, so về hiệu suất công nghiệp, ngành cơ khí Việt Nam vẫn thua xa các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippines hay Indonesia. Khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước của ngành cơ khí chỉ đạt 32,1%. Theo chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam trước đây, sẽ có 8 nhóm sản phẩm trọng điểm được chú trọng phát triển. Bao gồm thiết bị toàn bộ, máy động lực, máy móc nông nghiệp, phương tiện giao thông, máy công cụ, máy móc phục vụ ngành xây dựng, đóng tàu và thiết bị điện. Nhưng cho đến nay, chỉ có công nghiệp đóng tàu và chế tạo thiết bị điện thực hiện được định hướng chiến lược. Còn các nhóm ngành khác vẫn đang ì ạch. Từ đầu năm đến nay, nhiều nhà máy cơ khí cũng đã tạm ngừng hoạt động do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Hiện công nghệ chế tạo cơ khí nội địa về tổng thể vẫn còn đơn giản, lạc hậu, trình độ kém hơn khoảng 2-3 thế hệ so với khu vực. Mặt khác, phần lớn thiết bị qua nhiều năm sử dụng đã lạc hậu về tính năng kỹ thuật, độ chính xác kém, thiếu phụ tùng thay thế, thiếu vốn để đầu tư đổi mới, nâng cấp.  Trong khi đó, ở một số nước như Nhật hay Hàn Quốc, để xây dựng ngành công nghiệp cơ khí, chính quyền sẽ tiên phong đầu tư công trình, sau đó mới cổ phẩn hóa, tư nhân hóa để tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của toàn ngành. Đồng thời, ngành cơ khí cũng cần đội ngũ lao động tay nghề cao. Thế nhưng hiện nay, có không ít doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đang rơi vào tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng, nhất là thợ có tay nghề cao. Lý do là hệ thống giáo dục chưa chú trọng đến việc đào tạo nhân lực cho ngành cơ khí.  Không chỉ vậy, đầu ra cho sản phẩm cơ khí của Việt Nam cũng bị “tắc” ở thị trường nội địa, mặc dù nhiều sản phẩm tương tự lại đang được nhập khẩu. Chẳng hạn đối với mặt hàng cẩu trục, Công ty Công nghiệp nặng Doosan Vina đã sản xuất và xuất khẩu được 20 chiếc sang Indonesia hồi năm ngoái. Nhưng tại thị trường Việt Nam, họ chỉ tiêu thụ được 1 chiếc. Không có khách hàng dẫn đến việc các doanh nghiệp không mặn mà đầu tư, phát triển sản phẩm cho thị trường nội địa. Kéo theo đó là sự trì trệ của ngành cơ khí.  Đãi ngoại, bỏ nội Theo tính toán, đến năm 2055, doanh thu từ ngành cơ khí của Việt Nam có thể lên đến gần 300 tỉ USD. Do vậy, thị phần ngành cơ khí nhiều khả năng sẽ rơi vào các tập đoàn đầu tư nước ngoài.  Hiện nhập siêu ngành cơ khí là khá lớn, trong đó giá trị nhập khẩu máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất chiếm tỉ lệ cao. Nếu năm 2006, ngành cơ khí nhập khẩu 8,7 tỉ USD thì tới năm 2015, con số này đã là 26,53 tỉ USD. Mặt khác, các tập đoàn cơ khí quốc tế cũng tăng cường đầu tư vào Việt Nam, khi tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành này hiện là 2,1 tỉ USD. Thực tế này được giải thích bởi tư tưởng đãi ngoại, bỏ nội đối với các sản phẩm cơ khí. Dù nhiều doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sẽ chấp nhận sản phẩm cơ khí nội địa do giá bán và chất lượng phù hợp, nhưng đối với lĩnh vực đấu thầu thì khối ngoại vẫn thắng thế. Khó có thể nói rằng chất lượng thành phẩm cơ khí Việt Nam thua kém, dù công nghệ tương đương. Ðiều này có thể chứng minh qua việc doanh nghiệp nước ngoài thuê các công ty cơ khí Việt Nam gia công theo thiết kế và thương hiệu của họ, rồi bán lại cho các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam với giá gấp đôi giá thành sản phẩm cùng loại. Phát triển ngành cơ khí theo hướng đa dạng thị trường tiêu thụ Thừa nhận việc ưu tiên tới 8 nhóm ngành cơ khí trọng điểm thời gian qua là quá nhiều và không phát huy được hiệu quả, vì vậy Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) khẳng định, cơ quan này đã nghiên cứu và xác định sẽ tập trung đầu tư vào một số lĩnh vực cơ khí trọng điểm, gắn với tìm thị trường, đầu ra cho các sản phẩm. Như trong dự thảo đưa ra lấy ý kiến về một số lĩnh vực cơ khí trọng điểm, đã nổi lên một số lĩnh vực như công nghiệp ô tô, cơ khí nông nghiệp, sản xuất thiết bị điện và ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành cơ khí. Những ngành này đều có định hướng, xác định là đang có dung lượng thị trường đủ lớn và cơ hội trong tương lai vẫn còn nhiều. Có thể nói, đây là điều kiện tiên quyết để phát triển các sản phẩm trong cơ chế thị trường hiện nay. Tìm kiếm thị trường cho sản phẩm cơ khí là đòi hỏi cấp thiết đối với ngành công nghiệp then chốt đang có tỷ lệ nhập siêu vào loại cao nhất hiện nay. Đa số các doanh nghiệp cho rằng, cùng với việc mở rộng tìm kiếm các đơn hàng xuất khẩu, doanh nghiệp cũng phải chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm ngay tại thị trường trong nước đầy tiềm năng. Một số doanh nghiệp cơ khí thì kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật đấu thầu theo hướng gia tăng phần tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm trong nước đã sản xuất được từ 7,5% hiện nay lên khoảng 15%. Có như vậy, mục tiêu “tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí, gia công cnc giai đoạn đến năm 2020 đạt 15-16%/năm, góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành chế biến, chế tạo trên 30% GDP sau năm 2025…” mới có cơ hội trở thành hiện thực. Nguồn: VITIC tổng hợp
Giao lưu bóng đá giữa Công ty CP Thương mại H2T Hà Nội và Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại Việt Phát

Giao lưu bóng đá giữa Công ty CP Thương mại H2T Hà Nội và Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại Việt Phát

Chiều qua (3/11), tại Bắc Ninh  đã diễn ra trận giao hữu bóng đá giữa Công ty CP Thương mại H2T Hà Nội và Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại Việt Phát. Đến dự trận giao hữu giữa hai đội, về phía lãnh đạo Công ty CP Thương Mại H2T Hà Nội có Giám đốc điều hành Ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc kinh doanh Ông Dương Văn Long, Phó giám đốc Ông Nguyễn Xuân Hạnh. Về phía Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại Việt Phát có Bà Châu Kim Dung – Phó tổng giám đốc công ty CP đầu tư TM Việt Phát, Ông Dương Minh Hải – Giám đốc Kế hoạch hành chính công ty CPCN Kim Sen, ngoài ra còn có đông đảo các cổ động viên đến từ hai đơn vị. Dù chỉ là một trận đấu mang tính chất giao hữu nhưng cả đội  Công ty CP Thương mại H2T Hà Nội và Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại Việt Phát đều thể hiện tinh thần quyết tâm cao độ khi ra sân so tài. Nếu như đội Công ty CP Thương mại H2T Hà Nội tận dụng thế mạnh là kỹ thuật cá nhân cùng những đường chuyền dài thì đội Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại Việt Phát lại áp dụng hiệu quả chiến thuật phòng ngự phản công, tích cực tranh chấp bóng số đông và tận dụng mọi cơ hội có được trước khung thành. Trận đấu diễn ra căng thẳng và kịch tính cùng với sự cổ vũ nhiệt tình từ các cổ động viên dành cho hai đội. Mặc dù đội tuyển Công ty CP Thương Mại H2T Hà Nội đã vươn lên dẫn trước khá sớm , nhưng bản lĩnh, kinh nghiệm và sự chắc chắn, đội Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại Việt Phát đã gỡ hòa. Kết quả trận đấu, đội Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại Việt Phát đã giành thắng lợi với tỷ số 3- 2. Sau trận đấu, Ban lãnh đạo hai đơn vị cùng tập thể hai đội bóng đã có buổi liên hoan và giao lưu văn nghệ trong bầu không khí sôi nổi, ấm cúng. Thông qua những hoạt động giao lưu thể thao và văn nghệ, mối quan hệ hợp tác truyền thống giữa Công ty CP Thương mại H2T Hà Nội và Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại Việt Phát  ngày càng được thắt chặt hơn nữa.
Cơ khí Việt Nam: Ngành “xương sống” nhưng ỳ ạch lớn

Cơ khí Việt Nam: Ngành “xương sống” nhưng ỳ ạch lớn

Vốn được xem như “xương sống” của nền kinh tế, song suốt nhiều năm qua hàng loạt hạn chế, yếu kém đến từ cơ chế, chính sách quản lý cũng như từ phía bản thân DN đã khiến ngành công nghiệp cơ khí phát triển khá mờ nhạt, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh Theo Bộ Công Thương, công nghiệp cơ khí đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiêp chế biến, chế tạo, được xem như “xương sống” của nền kinh tế bởi đây là ngành nền tảng, hỗ trợ các ngành công nghiệp khác phát triển, cung cấp công cụ, tư liệu sản xuất cho các lĩnh vực từ sản xuất đến tiêu dùng. Trong những năm vừa qua, công nghiệp cơ khí Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể, số lượng DN cơ khí tăng nhanh, từ khoảng 10.000 DN năm 2010 lên hơn 21.000 DN năm 2016, chiếm 28% tổng số DN chế biến, chế tạo. Những năm gần đây, điển hình như năm 2016, kim ngạch XK các sản phẩm cơ khí đạt trên 13 tỷ USD, chủ yếu là các loại thiết bị gia dụng, phụ tùng linh kiện ô tô, xe máy. Nếu tính cả sắt thép các loại thì kim ngạch XK các sản phẩm cơ khí đạt trên 16 tỷ USD. Liên quan tới sự phát triển ngành công nghiệp cơ khí, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết thêm: Nhiều sản phẩm trước đây Việt Nam phải NK đến nay từng bước đã được thay thế. Dây chuyền sản xuất trong các nhà máy đã được đồng bộ. Các DN làm chủ được một số công nghệ, tỷ lệ tự động hóa ngày càng nâng cao. Bên cạnh đó, một số DN nội địa đã tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của các DN FDI và chuỗi cung ứng toàn cầu của một số tập đoàn đa quốc gia. Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) nêu rõ hơn: Hiện nay, cơ khí Việt Nam có thế mạnh tập trung ở 3 phân ngành gồm xe máy và phụ tùng linh kiện xe máy; cơ khí gia dụng và dụng cụ; ô tô và phụ tùng ô tô. Số liệu thống kê cho thấy, 3 phân ngành này chiếm gần 70% tổng giá trị sản lượng của cơ khí cả nước. Rất ít phát minh, sáng chế được đăng ký Dù khẳng định ngành công nghiệp cơ khí đã đạt được một số kết quả nhất định, song theo ông Tuấn Anh, công nghiệp cơ khí hiện vẫn còn nhiều hạn chế, điểm yếu. Đầu tiên là về thị trường. Ngành cơ khí Việt Nam khá đa dạng về sản phẩm, nhưng đang phải cạnh tranh ngày càng gay gắt với sản phẩm NK. Việc mở rộng thị trường vẫn còn nhiều khó khăn do thiếu thông tin thị trường và năng lực cạnh tranh trong nước chưa đủ mạnh. Thậm chí, ngay cả tại thị trường nội địa, các DN cơ khí cũng khó tham gia được vào các dự án đầu tư lắp đặt trang thiết bị ngành thép, hóa chất, năng lượng, chủ yếu là do thiếu hệ thống kiểm định chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, các DN, sản phẩm cơ khí trong nước cũng như chưa xây dựng được thương hiệu và được nhiều khách hàng biết đến. Bên cạnh thị trường, trình độ khoa học công nghệ được xem là điểm yếu điển hình thứ hai của ngành cơ khí Việt Nam. Ông Tuấn Anh nêu rõ: Ngành cơ khí trong nước có rất ít phát minh, sáng chế được đăng ký. Thiết bị và trình độ công nghệ toàn ngành nhìn chung còn chậm đổi mới. Các DN cơ khí thiếu đầu ra cho sản phẩm nên cũng không có cơ hội tích lũy và đầu tư đổi mới công nghệ. Đây chính là vòng luẩn quẩn trong phát triển của ngành cơ khí Việt Nam. Bên cạnh đó, hàng rào kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí của Việt Nam vẫn chưa phát triển đủ mạnh để bảo về người tiêu dùng trong nước trước hàng NK có chất lượng không phù hợp. Ngoài ra, ông Tuấn Anh chỉ ra, hạn chế của ngành cơ khí còn thể hiện ở góc độ nguyên phụ liệu hầu hết phải NK; nguồn nhân lực thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chất lượng; vai trò của hiệp hội ngành nghề chưa phát huy hiệu quả. Xung quanh câu chuyện phát triển ngành công nghiệp cơ khí, ông Lê Thủy Trung, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: Thời gian qua, thực hiện Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam theo Quyết định số 186/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngành cơ khí đã tạo nhiều chuyển biến ở một số lĩnh vực. Tuy nhiên, tính đến năm 2013, ngành cơ khí mới đáp ứng được khoảng 34,5% nhu cầu cơ khí cả nước, không hoàn thành mục tiêu đề ra trong Chiến lược (mục tiêu đề ra, năm 2010 ngành cơ khí đáp ứng 45-50% nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước). “Việc triển khai cơ chế chính sách phát triển ngành cơ khí còn hạn chế, thiếu nhất quán. Vai trò quản lý, đề xuất cơ chế chính sách phát triển ngành cơ khí của các cơ quan quản lý nhà nước chưa được phát huy. Các DN cơ khí nhà nước chậm đổi mới. Trong khi đó, DN tư nhân quy mô nhỏ, ít quan tâm đầu tư đến ngành cơ khí. Việc đầu tư cho ngành còn mang tính phân tán, khép kín trong từng DN…”, ông Trung nói. Phân tích sâu hơn, theo ông Nguyễn Văn Thụ, nguyên Chủ tịch Hiệp hội DN Cơ khí Việt Nam, hơn 15 năm qua, dòng sản phẩm cơ khí lắp ráp, hàng kết cấu thép, thiết bị nâng hạ, lắp ráp ô tô được đầu tư nhiều nên phát triển nhanh trong khu vực. Trong khi đó, khu vực chế tạo máy do ít được đầu tư nên chậm phát triển. Sau hơn 15 năm, Việt Nam chưa xây dựng được thêm một nhà máy mới nào về chế tạo máy. Điều này dẫn đến thực trạng ngành cơ khí Việt Nam phát triển lệch và phần chính yếu, quan trọng lại chưa được nhà quản lý tập trung đầu tư, phát triển… “Trình độ kỹ thuật của ngành cơ khí vẫn chỉ được xếp dưới mức trung bình. Lĩnh vực chế tạo phôi và công nghiệp phụ trợ-2 mảng cốt yếu để phát triển chưa được đầu tư đúng tầm”, ông Thụ nhấn mạnh. Đầu tư có trọng điểm Nhìn vào toàn cảnh “bức tranh” ngành công nghiệp cơ khí, theo ông Thụ, để  tháo gỡ các điểm nghẽn, mở lối cho ngành này phát triển, trong chiến lược phát triển giai đoạn tới, cần lựa chọn sản phẩm cơ khí trọng điểm thay vì làm một lúc nhiều chủng loại sản phẩm… Chính phủ nên tập trung soát xét lại một số sản phẩm cơ khí trọng điểm vừa có thị trường vừa có cơ sở vật chất để phát triển và được hưởng những chính sách ưu tiên đặc biệt, đơn cử như ngành đóng tàu biển, ô tô buýt, ô tô khách và tải nhẹ 5T. “Đầu tư phát triển công nghiệp cơ khí dứt khoát không thể thiếu bàn tay hữu hình của Nhà nước tác động, nuôi dưỡng bằng tạo đơn hàng cho các sản phẩm cơ khí. Chính phủ cần có một hệ thống chính sách đồng bộ từ vốn, quy hoạch, lựa chọn sản phẩm có sức cạnh tranh và kết hợp kinh tế quốc phòng, không thể đầu tư tràn lan và không theo quy hoạch phát triển chung của quốc gia", ông Thụ đề xuất. Một số chuyên gia đánh giá: Các tập đoàn công nghiệp lớn cũng  nên chủ động, quan tâm hơn nữa đầu tư cho lực lượng cơ khí của mình. Ví dụ điển hình như, ngành dầu khí tập trung làm giàn khoan biển, đóng tàu chờ cỡ lớn, đồng thời tiếp tục đầu tư các cơ sở sản xuất chế tạo vật liệu cho ngành dầu khí như đường ống áp lực, thiết bị bồn bể áp lực cao, bơm, van công nghiệ; ngành than, khoáng sản cần tập trung đầu tư sản xuất các sản phẩm máy khai thác quặng, tuyển khoáng… Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định: Nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành cơ khí, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan nghiên cứu trình Chính phủ ban hành những chính sách mới và đưa ra những giải pháp để giải quyết khó khăn, vướng mắc của các DN. Cụ thể, đó là sẽ xây dựng Nghị định của Chính phủ về phát triển công nghiệp cơ khí, phối hợp với cộng đồng DN, các hiệp hội ngành nghề để điều chỉnh danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm; hình thành và phát huy vai trò của Trung tâm hỗ trợ công nghiệp nhằm tạo điều kiện cho DN đổi mới thiết bị, công nghệ phù hợp, khuyến khích và ưu đãi các DN cơ khí áp dụng các công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất... Theo: Báo hải quan
Xem thêm
H2T Hà Nội
Hotline 0988446736
Liên hệ qua Zalo
Messenger