0988.446.736
24/10/2018
Sức ép đổi mới và áp dụng công nghệ cao trong sản xuất là một thách thức đối với các doanh nghiệp (DN) cơ khí Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang bùng nổ. Các chuyên gia nhận định, trên thực tế, trình độ sản xuất hiện tại của Việt Nam mới ở giai đoạn công nghiệp 2.0 hoặc công nghiệp 3.0, sản xuất chính vẫn ở trình độ thấp bởi thiếu hụt các công nghệ mới, thiếu thông tin, kỹ năng, cơ sở hạ tầng và hỗ trợ.
Cần chính sách đường dài
Theo ý kiến nhiều chuyên gia, hiện nay, thế giới đang phát triển đến trình độ công nghệ 4.0 thì ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu do thiếu hụt công nghệ mới trong một thời gian dài bởi nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như đầu tư cho ngành cơ khí chưa tương xứng so với các ngành sản xuất khác. Quản lý nhà nước đối với ngành cơ khí chưa phù hợp dẫn đến tình trạng phát triển tự phát, cát cứ. Mặt khác, do không có quy hoạch tổng thể cho từng ngành, từng địa phương nên dẫn tới phân tán nguồn lực, không thể hợp tác trong sản xuất. Thực tế gần đây cho thấy trong lĩnh vực chế tạo, Việt Nam ngày càng có tiềm năng là bến đỗ của các nhà sản xuất máy móc thiết bị, phụ tùng, sản phẩm hàng hóa tiêu dùng của các nước phát triển. Việc Việt Nam trở thành trung tâm chế tạo mới của thế giới sẽ thành hiện thực trong tương lai. Song để thực sự trở thành một trung tâm chế tạo thì chúng ta còn rất nhiều việc phải làm...
Trước cơ hội song cũng chính là thách thức này, các DN cơ khí nói riêng và ngành cơ khí nói chung cần lựa chọn hướng đi cho mình. Theo Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam Nguyễn Văn Thụ, trong cộng đồng DN cơ khí Việt Nam đã có DN lớn có thể làm được những thiết bị đồng bộ, song số này rất ít. Bên cạnh đó, lại có rất nhiều nhà thầu phụ, các DN tư nhân nhỏ lẻ, số này chỉ sản xuất được một số chi tiết, sản phẩm nhất định. Theo đó, các DN này phải tìm cho được những sản phẩm mà mình làm tốt nhất song không thể đầu tư đồng bộ, từ đó kết hợp với các DN thành viên khác để khai thác triệt để năng lực đầu tư của DN. Có như vậy ngành cơ khí mới có được sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Chủ động nguồn nhân lực
Trong lúc chờ đợi các chính sách đường dài từ phía Nhà nước được xây dựng đồng bộ và phát huy hiệu quả, các chuyên gia cho rằng DN cũng phải thay đổi và không thể chỉ thụ động ngồi chờ đợi. Để tận dụng kịp thời cơ hội và bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, lời khuyên được đưa ra cho DN là chưa cần làm những việc "đao to búa lớn", mà phải bắt đầu ngay từ những việc đơn giản nhất, thiết yếu và bền vững nhất là phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao.
Thực tế cho thấy, DN trong ngành cơ khí cũng đã nhận thức được điều này và đang nỗ lực từng bước đổi mới công nghệ cũng như đào tạo con người để vận hành các trang thiết bị hiện đại. Theo Giám đốc Công ty CP Công nghệ Hoàng Anh Nguyễn Quốc Hùng, DN này đã đầu tư mua sắm các loại máy móc của Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc mang về Việt Nam để thực hiện những chi tiết phức tạp, công việc khó khăn. Sau đó, DN đào tạo đội ngũ kỹ thuật để họ sử dụng các máy móc đó. Đây đều là đội ngũ công nhân có tay nghề, kỹ thuật, có thể vận dụng được những máy móc hiện đại, công nghệ mới của các nước trên thế giới đã sử dụng từ lâu.
Ông Nguyễn Văn Thụ nhấn mạnh, tính khả thi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nên bắt đầu bằng bước đi thiết yếu nhất là đầu tư nguồn nhân lực. Sau đó các nhà sản xuất nên mạnh dạn đổi mới công nghệ. Để ứng dụng công nghệ mới, tự động hóa vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả, các DN buộc phải tìm kiếm nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc, đặc biệt là các vị trí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm dịch vụ như nghiên cứu phát triển, thiết kế sản xuất sản phẩm... Các chế độ đào tạo nhân lực, các chính sách về chuyển giao công nghệ và những quy chế để sử dụng chuyên gia nước ngoài cũng như là đào tạo lực lượng tổng công trình kỹ sư trưởng cho ngành cơ khí đấy là điều hết sức cần thiết trong quá trình phát triển đặc biệt với công cuộc phát triển công nghệ 4.0.
“DN nên “đặt hàng” cho các cơ sở đào tạo để các sinh viên khi ra trường được trang bị các kiến thức, kỹ năng phù hợp với yêu cầu của DN. Sự hợp tác này nhằm nâng cao trình độ và chất lượng của sinh viên sau tốt nghiệp, tạo cơ hội việc làm tốt khi ra trường; nâng cao trình độ giảng viên đào tạo công nghệ phần mềm theo tiêu chuẩn của hãng sản xuất; và xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành kỹ thuật. Đây là công việc mà DN cần chủ động thực hiện ngay từ lúc này.”- Giám đốc Siemens PLM tại Việt Nam Võ Hồng Kỳ chia sẻ. Nguồn: Daibieunhandan.vn |
Copeoptix | 04/11/2022
Trả lờiMy man dnt run the dbol on its own ur gana loose most of the gains rather do a test nly cycle then or dbol and test buy cialis online with a prescription To rule out the possibility that the adenovirus or 2A peptides influenced tumor development, we utilized an alternative transgenic mouse model simultaneously expressing P53 R172H and KRAS G12D
faidery | 31/03/2022
Trả lờihttps://oscialipop.com - Cialis Prokvm cialis 5mg online Rambaldi A. insect sting allergy Insects responsible include yellow jackets honeybees wasps and yellow and baldfaced hornets. https://oscialipop.com - buy online cialis Tmlylw comprar cialis en farmacia online
© Bản quyền thuộc về H2T | Cung cấp bởi Sapo
Bình luận